Chuyển đến nội dung chính

Tìm hiểu các loại hạt cà phê –  Nguyên liệu làm nên thức uống “thứ thiệt”

Việt Nam là một cường quốc xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 (sau Brazil) với tổng lượng cà phê tiêu thụ chiếm 1/3 toàn thế giới. Loại nguyên liệu thân thuộc của các Barista này đã tạo nên những thương hiệu cà phê trứ danh và những ly cà phê ngon “thứ thiệt” làm say đắm lòng người. Vậy bạn đã biết gì về cà phê? Cùng CET tìm hiểu về các loại hạt cà phê trong bài viết này nhé!

Không đơn giản chỉ là món đồ uống để khơi nguồn cảm hứng, đánh thức sự sáng tạo, người ta còn xem cà phê như một người bạn để tâm tình khi cô đơn, để “chill” cùng bạn bè, để thư giãn trong công việc… và hình thành một nét văn hóa cà phê không thể thiếu được trong cuộc sống qua nhiều thời đại. Từ không gian bình dân đến sang trọng, ở bất cứ đâu ta cũng có thể bắt gặp sự hiện diện của món đồ uống mang cho mình một “hình hài” lẫn hương vị độc đáo, riêng biệt không thể lẫn vào đâu này.

hình ảnh các loại hạt cà phê

Cà phê đã tạo thành nét văn hóa tại nhiều quốc gia.

Khái niệm “cà phê”

Về tên gọi, cà phê là từ đọc theo phiên âm từ tiếng Pháp là “café”. Trong tiếng Anh, từ coffee xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 10 năm cuối của những năm 1500 và xuất phát từ “caffè” trong tiếng Ý. Thuật ngữ này được giới thiệu ở châu Âu thông qua những người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman Kahve có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập là “قهوة‎,qahweh”.

Về đặc điểm, đây là loại thức uống màu đen có chứa chất caffein, được sản xuất từ những hạt cà phê của cây cà phê.

Nguồn gốc cây cà phê

Người ta cho rằng, nguồn gốc nguyên thủy của cây cà phê là ở tỉnh Kaffa của Ethiopia từ thế kỉ thứ 9. Vào thế kỉ thứ 14, những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang vùng Ả Rập. Nhưng tới tận giữa thế kỉ thứ 15 người ta mới biết rang hạt cà phê lên và sử dụng nó làm đồ uống. Về sau, cây cà phê được đem phân bố ở nhiều nơi khác trên thế giới với điều kiện hợp phong thổ.

nguồn gốc cây cà phê

Nguồn gốc nguyên thủy của cây cà phê là ở Ethiopia. Ảnh: Internet

Năm 1718, người Hà Lan mang cây cà phê tới Surinam. Từ năm 1725 thì người Pháp đem trồng ở Cayenne… Cho tới cuối thế kỷ 18, cây cà phê đã được trồng ở khắp các xứ sở nhiệt đới, chủ yếu do sự bành trướng thuộc địa của các đế quốc châu Âu.

Tại Việt Nam, vào năm 1888,  đồn điền cà phê đầu tiên được lập là do người Pháp khởi sự ở gần Kẻ Sở, Bắc Kỳ. Giống cà phê Arabica (tức cà phê chè) được trồng ở ven sông. Sau này lan xuống vùng Phủ Lý, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Kon Tum và Di Linh là những nơi canh tác cà phê nhiều.

Đặc điểm cây cà phê

Theo Wikipadia, cây cà phê thuộc về họ Rubiaceae. Đây là 1 cây bụi luôn xanh hoặc cây nhỏ có thể cao lên tới 5m khi chưa được tỉa bớt. Có lá màu xanh đậm và bóng loáng, thường dài 10–15 cm và rộng 6cm, có hoa màu trắng.

hình ảnh cây cà phê

Cây cà phê. Ảnh: Internet

Trái của cây cà phê có hình oval, dài khoảng 1.5cm và có màu xanh lá, khi chín dần thì chuyển từ màu vàng sang đỏ thắm và trở thành đen lại. Mỗi trái thường có 2 hạt nhưng đến 5 -10% trái chỉ có 1 hạt; được gọi là Peaberry.

Các loại hạt cà phê phổ biến và đặc điểm của từng loại

Hiện nay, tại Việt Nam có ba loại cà phê chính, đó là cà phê chè (Arabica), cà phê vối (Robusta) và cà phê mít (Lyberica).

Cà phê Arabica

hình ảnh cà phê arabiaca

Là loại cà phê có hạt hơi dài, được trồng ở độ cao trên 600m. Loại này được trồng chủ yếu ở Lâm Đồng vì có khí hậu mát mẻ. Trên thế giới, cà phê Arabica còn được trồng nhiều ở Brasil và hiện chiếm tới 2/3 lượng cà phê hiện nay trên thế giới.

Để chế biến cà phê Arabica, người ta thu hoạch quả của chúng rồi lên men bằng phương pháp chế biến ướt cà phê, sau đó rửa sạch rồi sấy. Vì thế hương vị của Arabica giữ được vị chua đặc trưng khác biệt.

 Cà phê Robusta

hình ảnh cà phê robusta

So với hạt cà phê Arabica, hạt cà phê Robusta nhỏ hơn và được dùng sấy trực tiếp mà không cần lên men. Do đó, loại này có vị đắng nhiều, khi uống thấy đậm đà hơn. Cà phê Robusta được trồng ở độ cao dưới 600m tại những nơi có khí hậu nhiệt đới. Loại này vì thế được trồng phổ biến ở nhiều nước hơn. Tại nước ta, cà phê Robusta nhiều hơn 90% và chiếm 1/3 lượng cà phê tiêu thụ trên toàn thế giới.

Cà phê Cherry

hình ảnh cà phê cherry

Cà phê Cherry hay còn gọi là cà phê mít. Loại này lại có 2 giống chính là Liberica và Exelsa, không được trồng phổ biến nhưng lại có khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt và cho năng suất cao. Do được trồng phổ biến tại các vùng cao nguyên có khí hậu khô cằn, khắc nghiệ nên cà phê Cherry có đặc điểm và hương vị rất khác lạ. Hạt cà phê vàng, sáng bóng rất đẹp. Khi pha có mùi thơm thoang thoảng với vị chua tạo ra một cảm giác sảng khoái cho người uống.

Cà phê Culi

hình ảnh cà phê culi

Là những hạt cà phê có dạng no tròn và chỉ có duy nhất một hạt. Cà phê Culi có hương vị đắng gắt nhưng hương thơm vô cùng say đắm, hàm lượng cafein cao. Nước cà phê Culi có màu đen sánh.

Cà phê Moka

hình ảnh hạt cà phê moka

Moka là một loại cà phê thuộc chi Arabica, được người Pháp mang vào Việt Nam những năm 30 của thế kỉ 19, trồng ở Đà Lạt – Lâm Đồng. Loại cà phê này khá khó trồng vì chỉ có thể sinh trưởng và phát triển ở độ cao từ 1500m trở lên, đòi hỏi công chăm sóc rất kỹ, dễ bị sâu bệnh và cần có điều kiện môi trường lẫn kỹ thuật chăm bón đặc thù, năng suất cũng không cao. Càng lên cao và có điều kiện thổ nhưỡng, canh tác phù hợp thì hương vị và chất lượng của cà phê Moka càng tuyệt vời.

Hạt cà phê Moka lớn, đẹp hơn nhiều so với các loại cà phê khác và có hương thơm rất đặc biệt, sang trọng mà lôi cuốn. Moka có vị hơi chua nhưng thanh thoát và được dân “sành cà phê” cực kỳ yêu thích. Vì chất lượng cao và cũng vì ít nơi trồng được nên ở Việt Nam, Moka là cà phê quý hiếm, luôn có giá cao hơn các loại cà phê khác.

Công dụng của cà phê

Không chỉ ở Việt Nam mà còn tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, cà phê là một thức uống phổ biến và được ưa chuộng, đặc biệt vào buổi sáng.

Cà phê từ lâu đã được biết đến với công dụng kích thích sự tập trung và hưng phấn của thần kinh dưới ảnh hưởng của ca-phê-in. Không chỉ thế, cà phê còn có tác dụng an thần. Khoa học đã chứng minh được rằng, nếu đi ngủ trong vòng 15 phút sau khi uống cà phê thì giấc ngủ sẽ sâu hơn, bởi máu trong não được lưu thông tốt hơn. Nhưng nếu tiếp tục chần chừ thì tác dụng này sẽ mất dần đi, và sau đó thì ca-phê-in bắt đầu phát huy hiệu quả, chúng ta sẽ không hoặc khó ngủ được nữa. Phương pháp an thần này đã được sử dụng ở nhiều bệnh viện, đặc biệt đối với các bệnh nhân cao tuổi. Ở những người này, cà phê sẽ chống lại sự suy giảm nhịp thở trong lúc ngủ, khiến cho giấc ngủ của họ được tốt hơn.

công dụng của cà phê

Cà phê là món uống thơm ngon có thể kích thích sự tập trung và hưng phấn của thần kinh.

Cà phê tuy là loại đồ uống thơm ngon nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng đối với sức khỏe. Nếu uống quá liều lượng và không phù hợp sẽ làm tăng đột ngột lượng insulin trong máu, làm mất thăng bằng cơ thể cũng như ảnh hưởng không tốt tới tuyến tuỵ. Đặc biệt, với những người bị viêm tuỵ thì tuyệt đối không được uống cà phê. Những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường cũng không nên uống cà phê vì có thể làm sưng màng nhầy ở dạ dày.

Trung tâm ung thư quốc gia Nhật Bản ở Tokyo đã thực hiện một thí nghiệm kéo dài 10 năm trên 100.000 người uống cà phê và phát hiện ra trong số họ chỉ có 214 người mắc phải chứng ung thư thận. Trong khi đó ở những người không uống cà phê, tỉ lệ này là 547/100.000, nghĩa là cao hơn hai lần. Từ đó họ rút ra kết luận rằng các chất chống ôxy hoá (antioxidant) trong cà phê có khả năng bảo vệ các tế bào thận khỏi bị ăn mòn. Thí nghiệm so sánh cũng chỉ ra rằng trà xanh không có tác dụng bảo vệ trên giống như của cà phê.

Hy vọng với những nội dung được cung cấp trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin thú vị, hữu ích về cà phê.

Bài viết nói về: Tìm hiểu các loại hạt cà phê –  Nguyên liệu làm nên thức uống “thứ thiệt”
Nguồn trích dẫn từ: Trường Trung Cấp Nghề Kinh Tế - Du Lịch TP.HCM | CET
Tác giả: Mai Thắng Phú

Mai Thắng Phú

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁCH LÀM NƯỚC MÍA SẦU RIÊNG SIÊU NGON DỄ LÀM

Món nước mía đại đa số mọi người đều ăn rồi, tuy nhiên mình cho rằng món nước mía đau buồn riêng thì chẳng phải người nào cũng biết. Có khả năng đây mới là lần đầu bạn nghe tới , cũng có lúc bạn đã nắm được món này lâu rồi mà chưa có thể thử qua. Ai mà khoái chí mùi đau buồn riêng tôi đoán rằng sẽ yêu thích món nước giải khát có lợi cho sức khỏe tuyệt cú mèo này. Tuy nhiên với người bị ' phản ứng ' với vị đau buồn riêng thì cũng chẳng thể mê nổi món này đâu. Vì mình biết có cực kỳ nhiều người ghét đau buồn riêng, nổi bật là những người ngoài miền bắc. Hơi thiếu trọng tâm một ít, giờ chúng mình hãy xem phương pháp nước mía đau buồn riêng ra sao nhé. Cần chuẩn bị: Nước mía đã ép sẵn Một múi đau buồn riêng Đá bào nhỏ Các bước làm Rất dễ , chỉ có 3 bước nhỏ thôi Bước 1 : bỏ hạt đau buồn riêng, lấy phần thịt Bước 2 : bỏ đau buồn riêng, nước mía, đá bào vào máy xay sinh tố. Xay một thời điểm cho đau buồn riêng tan ra Bước 3 : đổ nước chiết ra ly và tiến hành ăn thôi

CÁCH LÀM NƯỚC ÉP DƯA HẤU NGON THƠM MÁT GIẢI NHIỆT MÙA HÈ

  CÁCH LÀM NƯỚC ÉP DƯA HẤU NGON THƠM MÁT GIẢI NHIỆT MÙA HÈ Dưa hấu là loại hoa quả thân thuộc được đông đảo mọi người thích vì nhiều chất dinh dưỡng và có giá cả rẻ. Giữa mùa hè oi bức, một ly nước ép dưa hấu sẽ giúp bạn thanh nhiệt và tạo ra sức mạnh để làm việc và học tập hữu hiệu. Trong thông tin dưới đây, cet sẽ tiết lộ cho bạn phương pháp nước ép dưa hấu tuyệt ngon tại nhà chỉ với vài động tác rất dễ. Phương pháp nước ép dưa hấu sụt cân tại nhà Để làm món nước ép dẫn dụ này, bạn nên trang bị những nguyên vật liệu sau: 1 quả dưa hấu 1 quả chanh tươi Một trăm – 150 ml syrup hoặc mật ong Giải pháp nước ép dưa hấu không nhất thiết máy Bước 1 : xay dưa hấu Cho dưa hấu đã cắt ngụm nhỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, tiếp đó dùng vải sạch hoặc phương tiện lọc để trừ diệt bã, không vứt đi phần nước dưa hấu. Bước 2 : pha chế đổ nước ép dưa hấu vào ly và thêm nước cốt chanh theo tỉ lệ hợp lý. Nếu khoái chí ngọt, bạn nhiều khả năng chan thêm syrup hoặc mật ong rồi pha thêm đá vào rồi nhấm nh

15 tuổi có được học trung cấp pha chế không?

Trong xu hướng phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực F&B như hiện nay, nghề pha chế đang trở nên hấp dẫn các bạn trẻ với nhiều tiềm năng kinh doanh và cơ hội việc làm rộng mở. Vậy 15 tuổi có học trung cấp pha chế được không? Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như: Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức… để tăng năng suất lao động, giúp giới trẻ sớm ổn định cuộc sống, giáo dục nghề nghiệp đã luôn rất được chú trọng. Do đó, hiện nay Bộ Giáo dục nước ta cũng đang đẩy mạnh chính sách phân luồng, khuyến khích học sinh sau khi tốt nghiệp THCS hoặc THPT đi học trung cấp hoặc học nghề. Ở độ tuổi 15, hầu hết các bạn trẻ đều vừa học hết cấp 2 hoặc chưa học hết cấp 3 và hoàn toàn có thể học trung cấp pha chế. Ngày càng có nhiều bạn trẻ chọn học trung cấp pha chế ở tuổi 15 Lợi thế khi học trung cấp pha chế từ tuổi 15 Thông thường, để lên được cấp 3 hay cao đẳng, đại học, các bạn trẻ phải trải qua những kỳ thi tuyển gắt gao với nhiều áp lực. Nhưng không phả