Pha chế hiện nay đang là một trong những nghề “thời
thượng” và năng động, có nhiều tiềm năng phát triển. Trong đó, các lớp học bartender thường thu hút đông đảo
bạn trẻ và những người đam mê, yêu thích lựa chọn. Cùng blog Mai Thắng Phú theo dõi bài viết bên dưới nhé
Nhiều bạn trẻ theo học nghề bartender hiện nay
Ngoài các khóa học bartender ngắn hạn tại trung tâm dạy nghề, bạn còn có
thể theo đuổi nghề pha chế chuyên nghiệp khi học ngành Kỹ thuật Pha chế đồ uống tại Trường trung cấp
Kinh tế Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (College of Economics & Tourism –
CET). Bên cạnh nội dung học bartender
chuyên nghiệp, ngành học còn cung cấp cho bạn những
kiến thức, kỹ năng nghề đa dạng, toàn diện hơn như: pha chế thông dụng,
barista, làm kem, Flair Bartending, kỹ năng quản lý, Tiếng Anh chuyên ngành…
Bartender là gì?
Khái niệm Bartender có khá nhiều cách lý giải và nguồn gốc xuất xứ. Thế
nhưng, trong nghề pha chế hiện đại, có thể hiểu đơn giản rằng, Bartender là những
người pha chế rượu hay đồ uống có cồn tại quầy rượu trong một quán bar, quầy
bar của các nhà hàng, khách sạn… như: bia, rượu vang, cocktail, đồ uống nhẹ và
các đồ uống không cồn khác (mocktail).
Các Bartender thường làm việc theo ca. Ngoài nhiệm vụ chính là pha chế
các loại thức uống và phục vụ khách hàng sử dụng dịch vụ tại quầy bar, Bartender
còn phải làm các công việc như: kiểm tra, bảo quản các trang thiết bị pha chế,
chuẩn bị nguyên vật liệu pha chế hay công việc khác theo yêu cầu của quản lý.
Bartender là những người pha chế rượu hay đồ uống
có cồn
Bartender cũng cần biết sáng tạo những loại đồ uống đặc trưng cho chính
thương hiệu nơi mình đang làm việc, biểu diễn nghệ thuật pha chế flairbartending… Hiện nay Bartender đang là một trong những nghề nghiệp mới và có mức
lương khá hấp dẫn.
Nội dung học bartender trong ngành Kỹ thuật
Pha chế đồ uống có gì?
Với học phần chuyên
ngành Kỹ thuật Pha chế đồ uống, nội dung bartender đóng vai trò rất quan trọng
và có thời lượng học kéo dài trong 17 buổi gồm:
1.
Tổng quan về thức uống có cồn
2.
Kỹ thuật Bartender chuyên nghiệp - Buổi
1
3.
Kỹ thuật Bartender chuyên nghiệp - Buổi
2
4.
Kỹ năng bán hàng
5.
Tổng quan Bia - Cocktails - Mocktail
6.
Tổng quan về Rượu Vodka
7.
Tổng quan về Rượu Gin
8.
Tổng quan về Rượu Whiskey
9.
Tổng quan về Rượu Brandy
10.
Tổng quan về Rượu Rum
11.
Tổng quan về Rượu Tequila
12.
Tổng quan về Rượu Mùi - Liqueur
13.
Tổng quan về Rượu vang - Buổi 1
14.
Tổng quan về Rượu vang - Buổi 2
15.
Thực hành pha chế tổng hợp
16.
Ôn tập
17.
Thi thực hành
Nội dung học bartender cung cấp những gì?
Không chỉ giúp sinh
viên nắm rõ khái niệm Bartender là gì, nội dung phần này còn cung cấp cho sinh
viên nhiều kiến thức bổ ích, quan trọng về nghề Bartender như:
-
Cung cấp kiến thức chuyên sâu về từng
dòng rượu một cách bài bản và chuyên môn.
-
Hướng dẫn thực hành pha chế và nếm các
loại cocktail, mocktail nổi tiếng, thông dụng.
-
Hướng dẫn thực hành nhiều phương pháp, kỹ
thuật pha chế chuyên nghiệp của Bartender như: lắc (shake), khuấy (stir), rót
(build), xay (blend), fill up (đổ đầy)…
-
Hướng dẫn cách kết hợp nguyên liệu pha
chế rượu khoa học.
-
Hướng dẫn thực hành kỹ năng giao tiếp quầy
Bar.
-
Hướng dẫn kỹ thuật cắt tỉa và trang trí
đồ uống chuyên nghiệp.
-
Cung cấp
quy trình đóng – mở quầy bar, cách xây dựng tác phong phục vụ chuyên nghiệp…
Sinh viên được trang bị những kỹ năng làm
bartender chuyên nghiệp
Bên cạnh đó, ngoài nội
dung chương trình, các giảng viên là những chuyên gia pha chế, Master Bartender
còn chia sẻ nhiều kinh nghiệm, bí quyết hay về: pha chế, xử lý tình huống, quản
lý… Đó đều là những điều tâm huyết được các thầy cô tích lũy sau nhiều năm làm
việc và giảng dạy thực tế, sẽ giúp sinh viên có có kiến thức toàn diện hoặc có
thể tự sáng tạo các loại đồ uống mang dấu ấn cá nhân (Signature Drinks) dựa
trên nền tảng đồ uống cổ điển và kiến thức về nguyên liệu …
Không chỉ vậy, sinh
viên thông qua từng buổi học còn được định hình phong cách làm việc, tác phong
chỉn chu của một bartender chuyên nghiệp, giúp sinh viên tự tin ghi điểm với
nhà tuyển dụng cũng như được khách hàng hài lòng khi đi làm.
Học Bartender có thể làm gì?
Hiện nay, các quán bar,
vũ trường, câu lạc bộ, nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, khu resort cao cấp và
các cơ sở dịch vụ ăn uống… mở ra ngày càng nhiều với số lượng tăng đến chóng mặt.
Chính vì vậy nhu cầu tuyển dụng nhân viên pha chế nói chung và batender chuyên
nghiệp rất cao.
Các Bartender không chỉ
có việc làm rộng mở tại nhiều vị trí khác nhau mà còn rất nhiều cơ hội thăng tiến
lên những vị trí cao hơn với mức thu nhập hấp dẫn như: Phụ Bar, Bartender, Bar
trưởng, Giám sát thức uống, Quản lý thức uống, Quản lý Bar - Nhà hàng. Bên cạnh
đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp cũng có thể tự làm chủ hoặc hùn vốn với bạn bè
mở quán Bar kinh doanh.
Khi đã có chuyên môn vững
chắc và kinh nghiệm làm việc, bartender còn có thể tham gia giảng dạy tại các
trung tâm đào tạo nghề chuyên nghiệp, trường dạy pha chế, tham gia các cuộc thi
về nghề trong và ngoài nước… để khẳng định tài năng và học hỏi thêm.
Nhận xét
Đăng nhận xét